Cách chọn vành (niềng) xe máy chất lượng, an toàn
Ngày 25/11/2024
Vành (niềng) xe có thể xem là bộ phận lâu hư nhất ở xe máy, tuy nhiên nếu không cẩn thận chúng ta dễ mua phải vành giả chỉ dùng được vài tuần là xuất hiện rỉ sét. Khi chạy qua ổ gà hoặc xe chỉ va chạm nhẹ vành đã bị cong, ô van. Điều này hết sức nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người lái xe. Để cung cấp thêm thông tin cũng như bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng trên mọi nẻo đường, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách cách để lựa chọn được vành (niềng) tốt nhất.
Chọn vành (niềng) chất lượng để an toàn khi đi đường
- Vành nhập khẩu: có các loại D.I.D, Union, Araya… là các loại vành có chất lượng tốt nhưng giá thành khá cao và vì vậy thường xuất hiện các loại vành giả hoặc gọi là vành loại 2.
- Vành sản xuất trong nước: KKTL (Kim Khí Thăng Long) còn gọi là vành Kim Khí. Vành Goshi (là hàng chính hãng của Honda Việt Nam, là sản phẩm của nhà máy liên doanh giữa Kim Khí Thăng Long và Goshi Nhật Bản). Vành SYM là sản phẩm do nhà máy SYM đặt hàng sản xuất trong nước. Vành sản xuất trong nước thường có giá dưới 200000 đ/cặp, riêng vành Goshi bán tại các Head với giá 400000 đ/cặp.
Vành xe Kim Khí Thăng Long
* Quy cách vành: vành được ký hiệu như ví dụ 17x1.2 11G – đường kính 17 inch (khoảng 0,5 m), bề rộng hông (còn gọi là bản) 1,2 inch, lổ căm loại 11G còn gọi là lổ nhỏ (5.7mm).
Một số lọai vành thông dụng trên thị trường:
- Vành 17x1.2 11G bánh trước xe Dream, Wave
- Vành 17x1.4 9G bánh sau xe Dream, Wave;
- Vành 17x1.4 11G bánh trước xe Future, Wave RS, Future Neo
- Vành 17x1.6 9G bánh sau xe Future, Wave RS, Future Neo
- Vành 16x1.4 10G bánh trước xe Nouvo 1
- Vành 16x1.6 10G bánh sau xe Nouvo 1
- Vành 14x1.4 10G bánh trước xe Mio, Click
- Vành 16x1.6 10G bánh sau xe Mio, Click
* Sau đây chúng tôi giới thiệu các bạn một số “chiêu” để chọn mua được vành tốt:
- Các vấn đề cần quan tâm:
+ Thương hiệu.
+ Chất thép
+ Form niềng (hình dáng)
+ Mối nối.
+ Nước xi.
+ Sơn lót
+ Chữ dập
+ Bước lỗ.
+ Độ phẳng của vành
1. Thương hiệu:
Các bạn có thể chọn vành nhập hoặc sản xuất trong nước. Khi chọn vành nhập cần cảnh giác với hàng giả, cần xem kỹ nhà nhập khẩu (người chịu trách nhiệm về sản phẩm).
Vành trong nước: thương hiệu nổi tiếng nhất là vành KKTL.
2. Chất thép:
Khi cầm vành lên cảm giác nặng, chắc là vành tốt. Bạn thả nhẹ vành xuống nền khi nghe tiếng thép coong, coong ...tiếng đanh, chắc là thép tốt, nghe tiếng thép như tiếng kêu phạch, phạch ....tiếng nhão là thép xấu.
Vành KKTL làm bằng thép hàm lượng cacbon cao dày 1.4mm nên rất nặng và chắc.
3. Mối nối.
Kỹ thuật của nhà sản xuất thể hiện hết ở chổ mối nối. Các bạn quan sát mặt trong của vành tìm chổ mối nối, dùng tay vuốt nhẹ dọc theo hai bên hông vành và mặt dưới của vành. Ở vành tốt mối nối đều, ở chổ tiếp xúc này không có càm giác bị lõm hoặc lồi (bạn sẽ không có cảm giác gợn ở tay).
Mối nối trên vành (niềng) xe
4. Nước xi:
Nếu các bạn biết cách xem nước xi sẽ biết được vành tốt hay xấu. Bạn chồng vành vào cổ, xem theo chiều dọc của vành, nếu thấy cảm giác như có vết xước dọc theo thân vành thì đây là vành chất lượng kém, kỹ thuật đánh bóng kém, nước xi mỏng.
Bạn có thể dùng thủ thuật của thợ rút căm: há miệng hà hơi vào thân vành rồi nhìn lớp hơi nước nhẹ bám trên vành. Nếu hơi nước bốc hơi ngay lập tức là vành tốt, xi mạ dày. Nếu hơi nước đọng lâu là do xi mạ mỏng bề mặt có nhiều chổ trống để hơi nước bám vào.
Vành KKTL xi 3 lớp niken và mạ 1 lớp crôm. Khi xem như cách trên bạn sẽ thấy thân vành bóng, mượt và màu xi có hơi chút ánh màu vàng (là màu của crôm chống rỉ)
5. Chữ dập trên thân vành:
Bao giờ dọc theo thân vành cũng có dập quy cách vành (vd: 17x1.4), thương hiệu nhà sản xuất, ở một số nhà sản xuất uy tín còn dập ngày tháng sản xuất (thường ký hiệu bằng chữ cái vd: X Y). Xem kỹ những chữ này cũng có thể biết được trình độ của nhà sản xuất. Các chữ, logo đều nước xi ở những ngách của chữ này cũng đều như nước xi trên thân vành – đó là sản phẩm tốt. Nếu ở những góc của chữ có màu nâu của sắt thép thì đó là hàng dỏm.
Thông tin tên nhà sản xuất được in dập trên thân vành (niềng) xe
6. Sơn lót:
Vành thường bị rỉ ở trong ra nên khi đi rút căm những thợ rút căm kinh nghiệm thường gợi ý bạn nên sơn phủ một lớp ở mặt trong của vành và tính tiền công thêm 20000 đ/cặp.
Để tiết kiệm và giảm giá thành rất nhiều nhà sản xuât không sơn lót vành. Tuy nhiên ở những nhà sản xuất nổi tiếng như KKTL hay Goshi lớp sơn lót là bắt buộc phải có. Bạn sẽ thấy một lớp sơn tĩnh điện màu đỏ thẩm ở mặt trong của vành khi mua những lọai vành này. Nếu bạn đang đi xe của Honda Việt Nam sản xuất khi tháo vành ra chắc chắn bạn sẽ thấy lớp sơn lót màu đỏ.
7. Form niềng (hình dáng niềng)
Các bạn xem định hình của niềng như thế nào cũng biết niềng tốt hay xấu. Ở niềng tốt định hình 2 gờ hai bên của niềng cao và đứng thẳng. Việc này rất quan trọng để niềng ôm sát hai gót của vỏ xe (lốp xe) để khi sử dụng vỏ ruột xe (săm xe) không bị lắc ngang làm tăng độ an tòan và tăng tuổi thọ cho vỏ ruột xe.
Các bạn có thể quan sát kỹ hình ở trên, hai gờ của niềng KKTL rất sâu, thân thẳng không bị khum, hai mép gờ dài ra giữa thân niềng làm tăng sự chịu lực cho lưng niềng.
8. Bước lỗ (khoảng cách giữa các lỗ):
Vành có 36 lổ căm và 1 lổ van. Các lổ này thường được dập bằng robot nên các bước lỗ và góc lỗ (để khi bắt căm sẽ tự động hướng căm nằm đúng và vị trí để bắt vào đùm xe) rất đều. Theo tiêu chuẩn vành chỉ được ráp với 36 cây căm nhằm tạo cho vành căm có độ đàn hồi (nhún) để êm xe. Trên thị trường có lọai vành "độ" lắp 72 cây căm thực ra là không đúng về mặt kỹ thuật, lúc này vành căm không còn độ nhún nên đi xe bị tưng. Ở những cơ sở nhỏ các lổ được đục bằng thủ công, các bước lổ không đều, hòan tòan không có góc lổ nên khi rút căm rất vất vã cho người thợ rút căm.
Vành KKTL rất "được lòng" thợ rút căm là vì chỉ đan căm vào ,rút một vòng là đều bánh, không cần phải cân chỉnh nhiều.
9. Độ phẳng của vành
Chọn mặt kiếng phẳng (có thể là tủ kiếng nơi bạn mua hàng ) hoặc mặt bàn bằng đá..., đặt vành nằm lên dùng tay ấn xung quanh vành để kiểm tra độ phẳng, nếu vành bị bập bênh nhiều chứng tỏ vành bị cong.
Ưu điểm vượt trội của vành KKTL là được kiểm tra bằng máy tính trước khi xuất xưởng vì vậy độ ập bênh gần như không có khi kiểm tra độ phẳng bằng tay như trên.
Shop2banh hiện là một đơn vị chuyên cung cấp và phân phối vành, mâm xe máy, đồ chơi phụ tùng xe máy uy tín tại Việt Nam. Nơi bạn có thể tìm mua mâm racing boy chất lượng và phù hợp với mọi điều kiện đường xá tại Việt Nam.
Ngoài việc bảo đảm về chất lượng và phong phú bánh mâm xe máy thì Shop2banh còn có dịch vụ sơn xe máy, sửa xe máy uy tín, bảo dưỡng chăm sóc xe khách hàng chu đáo. Bạn sẽ được thay vành xe máy cũng như tư vấn tận tình, chu đáo về cách chăm sóc và bảo dưỡng cho xế iêu của mình khi đến với Shop2banh.vn
Chọn vành (niềng) chất lượng để an toàn khi đi đường
Mục lụcMục lục [ẩn đi]
Phân biệt các loại vành (niềng) xe máy:
Vành xe có hai nguồn chính: Vành nhập khẩu và vành sản xuất trong nước.- Vành nhập khẩu: có các loại D.I.D, Union, Araya… là các loại vành có chất lượng tốt nhưng giá thành khá cao và vì vậy thường xuất hiện các loại vành giả hoặc gọi là vành loại 2.
- Vành sản xuất trong nước: KKTL (Kim Khí Thăng Long) còn gọi là vành Kim Khí. Vành Goshi (là hàng chính hãng của Honda Việt Nam, là sản phẩm của nhà máy liên doanh giữa Kim Khí Thăng Long và Goshi Nhật Bản). Vành SYM là sản phẩm do nhà máy SYM đặt hàng sản xuất trong nước. Vành sản xuất trong nước thường có giá dưới 200000 đ/cặp, riêng vành Goshi bán tại các Head với giá 400000 đ/cặp.
Vành xe Kim Khí Thăng Long
* Quy cách vành: vành được ký hiệu như ví dụ 17x1.2 11G – đường kính 17 inch (khoảng 0,5 m), bề rộng hông (còn gọi là bản) 1,2 inch, lổ căm loại 11G còn gọi là lổ nhỏ (5.7mm).
Một số lọai vành thông dụng trên thị trường:
- Vành 17x1.2 11G bánh trước xe Dream, Wave
- Vành 17x1.4 9G bánh sau xe Dream, Wave;
- Vành 17x1.4 11G bánh trước xe Future, Wave RS, Future Neo
- Vành 17x1.6 9G bánh sau xe Future, Wave RS, Future Neo
- Vành 16x1.4 10G bánh trước xe Nouvo 1
- Vành 16x1.6 10G bánh sau xe Nouvo 1
- Vành 14x1.4 10G bánh trước xe Mio, Click
- Vành 16x1.6 10G bánh sau xe Mio, Click
* Sau đây chúng tôi giới thiệu các bạn một số “chiêu” để chọn mua được vành tốt:
- Các vấn đề cần quan tâm:
+ Thương hiệu.
+ Chất thép
+ Form niềng (hình dáng)
+ Mối nối.
+ Nước xi.
+ Sơn lót
+ Chữ dập
+ Bước lỗ.
+ Độ phẳng của vành
1. Thương hiệu:
Các bạn có thể chọn vành nhập hoặc sản xuất trong nước. Khi chọn vành nhập cần cảnh giác với hàng giả, cần xem kỹ nhà nhập khẩu (người chịu trách nhiệm về sản phẩm).
Vành trong nước: thương hiệu nổi tiếng nhất là vành KKTL.
2. Chất thép:
Khi cầm vành lên cảm giác nặng, chắc là vành tốt. Bạn thả nhẹ vành xuống nền khi nghe tiếng thép coong, coong ...tiếng đanh, chắc là thép tốt, nghe tiếng thép như tiếng kêu phạch, phạch ....tiếng nhão là thép xấu.
Vành KKTL làm bằng thép hàm lượng cacbon cao dày 1.4mm nên rất nặng và chắc.
3. Mối nối.
Kỹ thuật của nhà sản xuất thể hiện hết ở chổ mối nối. Các bạn quan sát mặt trong của vành tìm chổ mối nối, dùng tay vuốt nhẹ dọc theo hai bên hông vành và mặt dưới của vành. Ở vành tốt mối nối đều, ở chổ tiếp xúc này không có càm giác bị lõm hoặc lồi (bạn sẽ không có cảm giác gợn ở tay).
Mối nối trên vành (niềng) xe
4. Nước xi:
Nếu các bạn biết cách xem nước xi sẽ biết được vành tốt hay xấu. Bạn chồng vành vào cổ, xem theo chiều dọc của vành, nếu thấy cảm giác như có vết xước dọc theo thân vành thì đây là vành chất lượng kém, kỹ thuật đánh bóng kém, nước xi mỏng.
Bạn có thể dùng thủ thuật của thợ rút căm: há miệng hà hơi vào thân vành rồi nhìn lớp hơi nước nhẹ bám trên vành. Nếu hơi nước bốc hơi ngay lập tức là vành tốt, xi mạ dày. Nếu hơi nước đọng lâu là do xi mạ mỏng bề mặt có nhiều chổ trống để hơi nước bám vào.
Vành KKTL xi 3 lớp niken và mạ 1 lớp crôm. Khi xem như cách trên bạn sẽ thấy thân vành bóng, mượt và màu xi có hơi chút ánh màu vàng (là màu của crôm chống rỉ)
5. Chữ dập trên thân vành:
Bao giờ dọc theo thân vành cũng có dập quy cách vành (vd: 17x1.4), thương hiệu nhà sản xuất, ở một số nhà sản xuất uy tín còn dập ngày tháng sản xuất (thường ký hiệu bằng chữ cái vd: X Y). Xem kỹ những chữ này cũng có thể biết được trình độ của nhà sản xuất. Các chữ, logo đều nước xi ở những ngách của chữ này cũng đều như nước xi trên thân vành – đó là sản phẩm tốt. Nếu ở những góc của chữ có màu nâu của sắt thép thì đó là hàng dỏm.
Thông tin tên nhà sản xuất được in dập trên thân vành (niềng) xe
6. Sơn lót:
Vành thường bị rỉ ở trong ra nên khi đi rút căm những thợ rút căm kinh nghiệm thường gợi ý bạn nên sơn phủ một lớp ở mặt trong của vành và tính tiền công thêm 20000 đ/cặp.
Để tiết kiệm và giảm giá thành rất nhiều nhà sản xuât không sơn lót vành. Tuy nhiên ở những nhà sản xuất nổi tiếng như KKTL hay Goshi lớp sơn lót là bắt buộc phải có. Bạn sẽ thấy một lớp sơn tĩnh điện màu đỏ thẩm ở mặt trong của vành khi mua những lọai vành này. Nếu bạn đang đi xe của Honda Việt Nam sản xuất khi tháo vành ra chắc chắn bạn sẽ thấy lớp sơn lót màu đỏ.
7. Form niềng (hình dáng niềng)
Các bạn xem định hình của niềng như thế nào cũng biết niềng tốt hay xấu. Ở niềng tốt định hình 2 gờ hai bên của niềng cao và đứng thẳng. Việc này rất quan trọng để niềng ôm sát hai gót của vỏ xe (lốp xe) để khi sử dụng vỏ ruột xe (săm xe) không bị lắc ngang làm tăng độ an tòan và tăng tuổi thọ cho vỏ ruột xe.
Các bạn có thể quan sát kỹ hình ở trên, hai gờ của niềng KKTL rất sâu, thân thẳng không bị khum, hai mép gờ dài ra giữa thân niềng làm tăng sự chịu lực cho lưng niềng.
8. Bước lỗ (khoảng cách giữa các lỗ):
Vành có 36 lổ căm và 1 lổ van. Các lổ này thường được dập bằng robot nên các bước lỗ và góc lỗ (để khi bắt căm sẽ tự động hướng căm nằm đúng và vị trí để bắt vào đùm xe) rất đều. Theo tiêu chuẩn vành chỉ được ráp với 36 cây căm nhằm tạo cho vành căm có độ đàn hồi (nhún) để êm xe. Trên thị trường có lọai vành "độ" lắp 72 cây căm thực ra là không đúng về mặt kỹ thuật, lúc này vành căm không còn độ nhún nên đi xe bị tưng. Ở những cơ sở nhỏ các lổ được đục bằng thủ công, các bước lổ không đều, hòan tòan không có góc lổ nên khi rút căm rất vất vã cho người thợ rút căm.
Vành KKTL rất "được lòng" thợ rút căm là vì chỉ đan căm vào ,rút một vòng là đều bánh, không cần phải cân chỉnh nhiều.
9. Độ phẳng của vành
Chọn mặt kiếng phẳng (có thể là tủ kiếng nơi bạn mua hàng ) hoặc mặt bàn bằng đá..., đặt vành nằm lên dùng tay ấn xung quanh vành để kiểm tra độ phẳng, nếu vành bị bập bênh nhiều chứng tỏ vành bị cong.
Ưu điểm vượt trội của vành KKTL là được kiểm tra bằng máy tính trước khi xuất xưởng vì vậy độ ập bênh gần như không có khi kiểm tra độ phẳng bằng tay như trên.
Shop2banh hiện là một đơn vị chuyên cung cấp và phân phối vành, mâm xe máy, đồ chơi phụ tùng xe máy uy tín tại Việt Nam. Nơi bạn có thể tìm mua mâm racing boy chất lượng và phù hợp với mọi điều kiện đường xá tại Việt Nam.
Ngoài việc bảo đảm về chất lượng và phong phú bánh mâm xe máy thì Shop2banh còn có dịch vụ sơn xe máy, sửa xe máy uy tín, bảo dưỡng chăm sóc xe khách hàng chu đáo. Bạn sẽ được thay vành xe máy cũng như tư vấn tận tình, chu đáo về cách chăm sóc và bảo dưỡng cho xế iêu của mình khi đến với Shop2banh.vn
Các bạn có nhu cầu hãy đến ngay Shop2banh.vn để được hỗ trợ tư vấn về mâm xe máy theo địa chỉ:
Hệ thống 13 cửa hàng:
Phụ tùng & Đồ chơi xe máyLàm từ: 8h - 18h (T2-T7) | 8h - 17h30 (CN)
Mua Online:
0938.82.02.02-0906.644.645